Cơm rượu không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể. Không những thế mà nó còn có tác dụng rất tốt trong việc làm đẹp cho phụ nữ. Hãy cùng Rượu VIP tìm hiểu về công dụng của cơm rượu đối với sức khỏe nhé:
Cơm rượu là gì?
Cơm rượu hay còn gọi là rượu cái nếp, là món ăn được lên men bằng cơm nếp. Món ăn này được chế biến bằng cách nấu gạo nếp cho chín, sau đó để nguội và ủ với men rượu trong vòng 3 -4 ngày cho lên men. Thành phẩm thu được là rượu nếp cái có vị cay nồng, ngọt, mùi thơm nồng đặc trưng của rượu và hơi ướt do cơm tiết nước ra.
Rượu cái không chỉ ngon mà rất giàu dinh dưỡng. Thành phần dinh dưỡng có trong cơm rượu đó là: Tinh bột, chất béo, Vitamin B, Vitamin E, Canxi, Sắt, Protein, Calo.
Ở nước ta, cơm rượu là món ăn không thể thiếu trong các dịp tết Đoan Ngọ. Dân gian quan niệm rằng, vào ngày này nếu ăn rượu cái vào lúc sáng sớm sẽ giúp tiêu diệt sạch đi sâu bọ, giun sán và ký sinh trùng có trong cơ thể nhờ vào đặc tính cay, nóng, chua của nó. Nét đẹp văn hóa này đến nay vẫn đang còn được duy trì.
Tác dụng của cơm rượu đối với sức khỏe
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Lợi ích của rượu nếp cái với sức khỏe có thể nhắc đến đó là tăng cường hệ miễn dịch. Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học vào năm 2014 từ Đại học Giang Nam, Trung Quốc cho thấy: Trong gạo lên mem có chứa polysacarit. Đây là dưỡng chất có chức nắng cải thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể.
2. Tốt cho tiêu hóa
Rượu nếp cái được đánh giá là một gợi ý tuyệt vời cho những ai muốn cải thiện tiêu hóa. Probiotic là những vi sinh vật như vi khuẩn hay nấm men nếu được đưa vào cơ thể với số lượng được kiểm soát hợp lý sẽ đem lại sức khỏe cho người sử dụng. Probiotic được biết là giữ cho đường ruột khỏe mạnh và bảo vệ chống nhiễm trùng. Vì vậy, nếu bạn ăn rượu cái với lượng phù hợp sẽ rất tốt cho đường ruột đấy.
3. Phòng bệnh tim mạch
Các hoạt chất lovastatine và egosterol có trong cơm rượu có tác dụng nâng cao sức khỏe tim mạch và tái tạo mạch máu. Do đó ăn rượu nếp cái giúp giảm nguy cơ các vấn đề về tim mạch.
Ngoài ra, các dưỡng chất có trong rượu cái cũng được chính minh là có khả năng giảm cholesterol dư thừa. Cholesterol dưa thừa có thể dẫn đến bệnh xơ vữa mạch vành. Xơ vữa mạch nếu tiến triển nặng hơn có thể dẫn đến bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim, tai biến não…
4. Chống ung thư
Gạo lên men được biết là có tác dụng chống ung thư. Trong cơm rượu chứa hàm lượng rất cao chất chống oxi hóa anthocyanin. Anthocyanin là gì? Anthocyanin một chất có tiềm năng chống lại bệnh ung thư, tim mạch và nhiều bệnh khác. Các chất oxy hóa này sẽ bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do – nguyên nhân góp phần gây ra các bệnh ung thư. Tuy nhiên, bạn cần chắc chắn là có một lối sống khoa học và tiêu thụ thực phẩm lành mạnh.
5. Tăng cường sức khỏe cho làn da
Lợi ích bất ngờ của cơm rượu là khả năng thúc đẩy sức khỏe làn da. Cụ thể là vitamin B có trong cơm rượu giúp dưỡng ẩm, phục hồi da bị tổn thương và làm sáng da hơn. Bạn có thể lấy rượu nếp cái giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối trước khi ngủ, chắc chắc sẽ mang lại cho hiệu quả bất ngờ đấy.
6. Tăng cường sức khỏe xương
Trong gạo nếp chứa hàm lượng canxi phong phú. Do đó ăn cơm rượu sẽ giúp tăng cường canxi cho cơ thể. Từ đó giúp ngăn ngừa các bệnh về xương như loãng xương, đau nhức xương khớp…
7. Giảm căng thẳng
Thật bất ngờ khi ăn cơm rượu còn có tác dụng giảm căng thẳng. Vị ngon dịu hấp dẫn và nồng nàn cũng rượu nếp cái có tác dụng làm dịu hệ thần kinh và giảm căng thẳng.
Cách làm cơm rượu
Chuẩn bị:
- Gạo nếp: 1/2 kg
- Men ngọt: khoảng 6 viên
- Nước muối pha loãng: 1 bát
- Lá chuối dùng để gói phần cơm rượu
Thực hiện:
- Lá chuối rửa sạch, để cho ráo nước và dùng khăn sạch để lau cho khô cả 2 mặt.
- Nếp ngâm vài tiếng rồi vo cho sạch, đem hấp chín hoặc dùng nồi cơm điện nấu.
- Dàn mỏng cơm nếp ra một mâm lá.
- Chờ cho cơm nếp nguội hoàn toàn, giã nhuyễn phần men rồi rải đều lên trên bề mặt cơm nếp.
- Nhúng tay vào chén nước muối cho khỏi dính cơm. Nắm cơm thành hình tròn nhỏ. Xé miếng lá chuối cuốn lại sao cho thật chặt tay.
- Lần lượt xếp những viên cơm nếp đó vào nồi hoặc thố. Lưu ý rải một lớp lá chuối lên trên và phần dưới đáy nồi.
- Đậy nắp nồi lại, cuốn thêm một lớp bao nilon bên ngoài
- Sau 3 đến 5 ngày ủ, cơm rượu sẽ lên men hoàn toàn. Bạn thấy rượu cái mềm, tiết ra một ít nước ở dưới đáy nồi, mùi thơm nồng, vị chua ngọt là có thể sử dụng. Nếu thấy cơm rượu còn cứng, chưa chín thì tiếp tục ủ thêm 1 đến 2 ngày nữa.
- Cuối cùng, bạn tách riêng phần cơm rượu và nước. Bảo quản cơm rượu ở trong tủ lạnh để ức chế quá trình lên men, giúp cho cơm rượu có vị ngọt vừa và không bị cay quá mức.
Những lưu ý khi sử dụng cơm rượu
- Chúng ta thường được nghe khuyến cáo rằng uống nhiều rượu sẽ gây hại cho gan bởi đây cũng là cơ quan chuyển hóa phần lớn chất cồn trong rượu. Nhưng rượu cũng là sản phẩm sau cùng của quá trình chưng cất rượu cái. Chính vì vậy mà nhiều người khá e ngại ăn cơm rượu thường xuyên sẽ gây hại cho gan. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng quá mức bởi cơm rượu sẽ không gây hại như rượu. Ngược lại nó còn có tác dụng kiện tỳ, lợi khí, bảo vệ gan và thận. Điều quan trọng là bạn phải sử dụng với mức độ hợp lý chứ đừng ăn quá đà.
- Bạn có thể ăn rượu nếp cái vào bất cứ thời điểm nào trong ngày nhưng tốt nhất vẫn là buổi sáng.
- Không ăn cơm rượu lúc bụng đang đói vì vị chua trong rượu cái có thể làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạch dạ dày bị kích ứng, khó chịu. Để đảm bảo an toàn, bạn nên ăn lót dạ rồi hãy dùng cơm rượu.
Lưu ý, những đối tượng này nên hạn chế ăn rượu cái:
- trẻ nhỏ
- Người đang gặp vấn đề về dạ dày
- Bệnh nhân đang bị dị ứng
- Những ai mắc bệnh chàm
- Da nổi nhiều mụn trứng cá hay mụn nhọt
Cơm rượu không chỉ là món ăn dân dã của người châu Á. Nó không chỉ thơm ngon mà còn cung cấp rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Với những tác dụng của cơm rượu như trên, bạn hoàn toàn có lý do để sử dụng món ăn này. Tuy nhiên tác dụng của nó sẽ còn tùy thuộc vào từng cơ địa người dùng. Bên cạnh đó, đây hoàn toàn không phải là thuốc, vì thế nó chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần.
Có thể bạn quan tâm:
>>> Những lợi ích đáng kinh ngạc của rượu ba kích
Nguồn: https://ruouvip.vn/