Rượu dừa, một loại đồ uống truyền thống độc đáo, đã từ lâu trở thành một biểu tượng văn hóa và hương vị của miền Đông Nam Á. Trong số đó, rượu dừa Bến Tre – một tinh hoa của sự sáng tạo và nghệ thuật chế biến, không chỉ mang trong mình vị ngọt mát đặc trưng mà còn tỏa hương thơm của vùng đất Bến Tre nổi tiếng.
Nguồn gốc và xuất xứ của rượu dừa
Rượu dừa có nguồn gốc từ khu vực Đông Nam Á và được coi là một loại đồ uống truyền thống của nhiều quốc gia trong khu vực này. Trong trường hợp của rượu dừa Bến Tre, có nguồn gốc và xuất sứ từ tỉnh Bến Tre, một tỉnh nằm trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với vùng trồng dừa và sản xuất rượu dừa.
Cây dừa Bến Tre được coi là nguồn nguyên liệu chất lượng cao để sản xuất rượu dừa. Với đặc thù địa lý và khí hậu ở khu vực này, cây dừa ở Bến Tre cho trái dừa ngọt, có nước cốt đậm đà, tạo nên hương vị đặc trưng cho rượu dừa Bến Tre.
Người dân Bến Tre tận dụng tất cả các bộ phận của cây dừa để tạo nên những giá trị đặc sắc, từ chiếc gáo dừa, bình giữ ấm trà, cho đến các món bánh kẹo, ngoài ra còn có rượu dừa, một loại rượu đặc trưng nơi đây không thua kém bất cứ loại rượu truyền thống của các dân tộc vùng cao nào.
Đến nay người ta vẫn chưa xác định rượu dừa có từ bao giờ, chỉ biết nó là một tinh hoa mà cha ông, tổ tiên người dân Bến Tre tìm tòi, mày mò để rồi tạo nên một loại đặc sản nổi tiếng và mang giá trị thương mại cao, khiến mỗi du khách đến tham quan nơi đây đều phải một lần mang về làm quà tặng cho gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp.
Với sự phát triển và nổi tiếng của rượu dừa Bến Tre, nó đã trở thành một sản phẩm đặc biệt và đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế và du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Việt Nam nói riêng.
Cách làm và hương vị của rượu dừa
Để tạo nên sản phẩm rượu dừa trứ danh này, nguyên liệu quan trọng bậc nhất chính là quả dừa. Quả dừa nhất định phải là trái tròn, đẹp, dày cơm dừa, có đường kính quả từ 16 đến 18cm, cân nặng từ 1,2 đến 1,4 kg sau khi đã lột sạch vỏ.
Lớp sùi bên ngoài được mài nhẵn cho trơn láng tạo độ bóng đẹp, để làm thành bình rượu để đựng thành phẩm. Phần nếp cái là loại phải có hạt căng tròn, hạt mẩy.
Sau khi sơ chế sạch sẽ nếp cái thì sẽ mang trộn với loại men bí truyền chuyên dùng để ủ rượu nếp. Tùy vào công thức từng người sẽ chọn nếp cái hoa vàng hay rượu nếp Phú Lễ, hoặc trộn thêm các vị thuốc Bắc hoặc thuốc Nam.
Cuối cùng, dùng giấy bạc và màng bọc thực phẩm để hàn kín và đem ủ từ 15 – 20 ngày là có thể dùng được. Thành phẩm là rượu trắng ngà và vẩn đục có những chấm xác dừa nổi xung quanh.
Rượu dừa sau khi hoàn thành, ủ đúng thời gian sẽ có mùi thơm đặc trưng, phần cơm dừa sẽ bị hòa tan tạo nên một loại rượu uống rất tốt cho sức khỏe.
Rượu có vị hơi the nồng nhưng hơi ngọt mát, uống vào cảm thấy nồng nàn, dịu nhẹ, không gây đau đầu như các loại rượu trên thị trường.
Cách sử dụng và bảo quản rượu dừa
Sử dụng:
- Rượu dừa thường được uống lạnh, đặc biệt là vào những ngày nóng. Trước khi uống, bạn có thể để rượu dừa trong tủ lạnh để làm lạnh.
- Rượu dừa cũng có thể được uống trực tiếp hoặc đổ vào ly và thưởng thức.
- Ngoài ra, bạn có thể đặt quả dừa lên than lửa để làm ấm rượu, giúp kích thích tiêu hóa, giảm cân, đẹp da, giúp ăn ngon, chống viêm đường ruột,…. hiệu quả.
Bảo quản:
- Rượu dừa thường có hạn sử dụng tương đối ngắn so với các loại rượu khác. Hạn sử dụng thông thường là từ 6 tháng đến 1 năm kể từ ngày sản xuất.
- Để bảo quản rượu dừa, nên để ở nhiệt độ mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp và nơi có độ ẩm cao.
- Sau khi mở rượu, hạn chế tiếp xúc với không khí và sử dụng nhanh chóng để tránh oxy hóa và mất hương vị.
- Để tránh việc rượu dừa bị ôxi hóa, bạn có thể chuyển rượu dừa sang các chai nhỏ hoặc lọ kín để giảm diện tích tiếp xúc với không khí.
Có thể bạn quan tâm: Tác dụng của rượu sâm cau đối với sức khỏe
Nguồn: https://ruouvip.vn/